Life in HCMC’s Chinatown 100 years ago

By Mai Nhat   August 18, 2024 | 04:00 am PT
Foreign photographers captured the daily lives of residents in Cho Lon, Ho Chi Minh City's Chinatown, in the early 20th century, featuring images of street vendors and rickshaw pullers.
Bìa sách Kiến trúc đô thị và cảnh quan Sài Gòn - Chợ Lớn xưa và này. Ông Nguyễn Đức Hiệp - đại diện nhóm tác giả - kỳ vọng tác phẩm giúp bạn đọc khám phá thêm nhiều khía cạnh văn hóa xã hội, kiến trúc đô thị miền Nam từ cuối thế kỷ 19 đến nay.

These feature in a book titled "Urban Architecture and Landscape of Saigon-Cho Lon: Then and Now" by Nguyen Duc Hiep, Tim Doling and Vo Chi Mai, which draws from various early 20th century magazines and archives. It was published by Ho Chi Minh General Publishing House in July and reissued in August with a print run of 1,000 copies. Hiep hopes the work will help readers explore various aspects of southern Vietnam's cultural, social and urban architectural development since the late 19th century.

Những người dân bán đồ ăn trên vỉa hè, trước một tiệm tạp hóa, nay là góc đường Trần Ngũ Lão - Phạm Đôn (quận 5). Ảnh được giới thiệu trong sách Kiến trúc đô thị và cảnh quan Sài Gòn - Chợ Lớn xưa và nay, do Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM phát hành giữa tháng 7. Ấn phẩm do các tác giả Nguyễn Đức Hiệp, Tim Doling, Võ Chi Mai thực hiện, nguồn ảnh được chọn lọc trong nhiều năm từ các tạp chí, tư liệu đầu thế kỷ 20.Theo sách, Chợ Lớn (ngày nay là quận 5, quận 6, TP HCM) được hình thành từ thế kỷ 17 đến 19, khi cộng đồng người Hoa đến định cư, xây dựng một đô thị sầm uất. Năm 1956, Sài Gòn - Chợ Lớn được gọi tên thống nhất là Sài Gòn.

The scene shows street vendors selling food on the sidewalk in front of a grocery store. This location is now the corner of Tran Ngu Lao and Pham Don Streets in District 5. According to the book, Cho Lon area was formed between the 17th and 19th centuries when ethnic Chinese and their relatives settled here and built a bustling area. In the French colonial time, Cho Lon was a town distinct from Saigon. The two were combined in 1956. Currently, the Cho Lon area is in Ho Chi Minh City's Districts 5 and 6.

Phu kéo xe trước Tuệ Thành Hội quán, còn gọi là chùa Bà Thiên Hậu hay chùa Bà Chợ Lớn, một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa xưa. Địa điểm hiện nằm trên đường Nguyễn Trãi (quận 5), là nơi tham quan của đông đảo du khách trong và ngoài nước.

A rickshaw puller in front of Tue Thanh Assembly Hall, also known as Thien Hau Temple, one of the oldest Chinese temples in the area, on Nguyen Trai Street (District 5) now. The site remains a popular tourist attraction.

Không gian trước Tuệ Thành Hội quán năm 1909.

The facade of the Tue Thanh Assembly Hall in 1909.

Người dân dạo phố trước dãy nhà liền kề nhau. Theo nhóm tác giả, đây có thể là các ngôi nhà do ông Hứa Bổn Hòa (1845-1901), còn gọi là chú Hỏa, xây nên. Ông là người Hoa định cư ở Nam bộ, có cơ nghiệp khổng lồ với hơn 20.000 căn nhà mặt tiền khắp thành phố. Theo giai thoại, ông được xếp hàng thứ tư những người giàu nhất miền Nam thời ấy - Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa.

A row of street houses. According to the authors, these may be buildings constructed by Hua Bon Hoa (1845-1901), also known as "Uncle Hoa." He was a Chinese immigrant in southern Vietnam who amassed a vast fortune with over 20,000 single-fronted properties across the city. It is said that he was the fourth wealthiest person in the south at the time. People still recount the famous saying: "First Sy, Second Phuong, Third Xuong, Fourth Hoa" when referring to the four wealthiest tycoons of old Saigon.

Người dân qua lại trên Rue de Canton (đường Triệu Quang Phục, quận 5 ngày nay). Theo tác giả Nguyễn Đức Hiệp, đây là một trong những con đường trung tâm của Chợ Lớn, với tiệm thuốc Nhị Thiên Đường nổi tiếng đầu thế kỷ 20.

A street scene on Rue de Canton, now Trieu Quang Phuc Street (District 5). The book notes this was a central area in Cho Lon with the famous Nhi Thien Duong Pharmacy opening in the early 20th century.

Những mái nhà ở đường Triệu Quang Phục nhìn về hướng kênh Tàu Hủ.

A view of houses on Trieu Quang Phuc Street facing the Tau Hu Canal.

Nhà hát bội tại đường Rue de Paris, nay là đường Phùng Hưng, quận 5. Theo sách, thời kỳ này, nghệ thuật hát bội thường trình diễn các tuồng tích Tàu như Phụng Nghi Đình, Tiết Đinh San chinh Tây, Xử án Bàng Quý Phi và nhiều tác phẩm Việt kinh điển như San Hậu (khuyết danh), Kim Thạch Kỳ Duyên (nhà thơ - soạn giả Bùi Hữu Nghĩa). Địa điểm này những năm 1970 được chuyển đổi công năng thành kho bạc và nay là chi cục thuế quận 5.

The opera house on Rue de Paris, now Phung Hung Street (District 5), was a venue for hat boi, or Vietnamese classical opera, which dates back to the era of the Ly and Tran dynasties (11th - 14th centuries). In the 1970s the building was repurposed as a treasury office and now serves as the District 5 tax office.

Một số tiệm bán vải của người Ấn tại Rue des Jardins (nay là đường Nguyễn Thi, quận 5) - khu vực buôn bán sầm uất của Chợ Lớn xưa.

Fabric shops run by Indians on Rue des Jardins, now Nguyen Thi Street (District 5), a bustling shopping area in old Cho Lon.

Không khí mua sắm ở cuối đường Nguyễn Thi xưa.

A busy shopping area on Nguyen Thi Street.

Cảnh trên bến dưới thuyền tấp nập ở cầu Mống - một trong những cây cầu cổ nhất của thành phố, bắc qua kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, nối quận 1 và quận 4. Cầu đậm nét phương Tây, do công ty vận chuyển hàng hải Pháp Messageries Maritimes đầu tư, công ty Levallois Perret (tức Eiffel cũ) thi công vào năm 1893-1894.

A lively scene at Mong, one of the city's oldest bridges and which spans the Tau Hu - Ben Nghe Canal connecting Districts 1 and 4. It was built by the French maritime company Messageries Maritimes in 1893-94 with construction carried out by Levallois Perret, a company once led by French civil engineer and architect Gustave Eiffel.

Ga lửa Sài Gòn - Mỹ Tho đầu thế kỷ 20, nay là công viên 23/9 (quận 1). Ga thứ nhất là Chợ Lớn Mới, nằm bên hông chợ An Đông (quận 5) ngày nay, ga cuối là Mỹ Tho. Ra đời năm 1881, nơi đây là tuyến đường sắt đầu tiên trong nước, góp phần thay đổi tư duy giao thông của người Việt lúc đó - vốn quen thuộc với hai phương tiện là ngựa và ghe thuyền. Trong sách Sài Gòn năm xưa, học giả Vương Hồng Sển ghi lại nhiều câu thơ truyền miệng, ca dao liên quan đến tuyến xe lửa này, như Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ/ Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu.

The Saigon - My Tho railroad station at the beginning of the 20th century, now the 23/9 Park (District 1). The first station was Cho Lon Moi, near An Dong Market (District 5) and the last one was My Tho. Built in 1881, the country's first rail line transformed local transportation habits which were previously reliant on horses and boats. In his book "Saigon of Yesteryear," scholar Vuong Hong Sen records some popular verses and folk songs related to this railroad line.

Photos courtesy of Ho Chi Minh General Publishing House

 
 
go to top