Capturing early 20th century southern Vietnam through foreign lenses

By Mai Nhat   July 28, 2024 | 09:11 pm PT
Foreign photographers documented scenes of early 20th-century southern Vietnam, including images of students from the Marie Curie private girls' school and crowds enjoying traditional opera performances.
Không gian trước Nhà hát Thành phố đầu thế kỷ 20. Công trình được khởi công năm 1898 và hoàn thành sau hai năm, do kiến trúc sư Félix Olivier thiết kế, lấy cảm hứng từ nhà hát Opera Garnier ở Paris (Pháp). Các họa tiết trang trí lẫn vật liệu xây dựng hầu hết được đặt hàng sản xuất và vận chuyển từ Pháp qua.Loạt ảnh được giới thiệu trong cuốn Kiến trúc đô thị và cảnh quan Sài Gòn - Chợ Lớn xưa và nay, do Nhà xuất bản Tổng hợp TP HCM phát hành giữa tháng 7. Tác phẩm các tác giả Nguyễn Đức Hiệp, Tim Doling, Võ Chi Mai thực hiện, nguồn ảnh được sưu tầm từ các tạp chí, tư liệu đầu thế kỷ 20. Nhóm tác giả nhiều năm nghiên cứu về lịch sử, văn hóa thành phố, làm cố vấn văn hóa cho UNESCO, từng ra mắt một số ấn phẩm về vùng đất Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn.

The street in front of the HCMC Opera House at the turn of the 20th century. The building, designed by Félix Olivier, was inspired by the Palais Garnier in Paris, France. It was built in 1900, with most of the decorative elements and building materials sourced from France.

A series of these photographs is featured in the book "Urban Architecture and Landscape of Saigon - Cho Lon (a Saigon neighbourhood with a heavy Chinese influence) Past and Present," published by the HCMC General Publishing House in July. The work, by Nguyen Duc Hiep, Tim Doling and Vo Chi Mai, includes images gathered from magazines and other sources from the early 20th century. The authors, who have extensively studied the history and culture of the city and have served as cultural advisors to UNESCO, have previously released several publications about the Saigon - Gia Dinh - Cho Lon area.

Người dân tản bộ ở quảng trường Nhà hát. Sau hơn 100 năm, nhà hát và không gian xung quanh là địa điểm thường tổ chức nhiều chương trình văn hoá nghệ thuật, sự kiện lớn của thành phố.

People strolling outside the Opera House. Over 100 years ago the Opera House and its surrounding areas were popular venues for cultural and artistic events. Today it continues to host many significant city events.

Các học sinh trường Marie Curie trong giờ tan trường. Được thành lập năm 1918, trường có tên gọi ban đầu là Cao đẳng Tiểu học nữ sinh người Pháp (EPS des J.F. Francaises), chỉ giảng dạy các môn học bằng tiếng Pháp cho các nữ sinh người Pháp, một số ít người Việt xuất thân từ các gia đình giàu có, quyền quý.

Students at Marie Curie School at dismissal time. Established in 1918, the school was initially called the French Girls' Primary School (EPS des J.F. Francaises), teaching only in French to French girls and a few wealthy Vietnamese girls from privileged families.

Người dân nô nức đi xem hát bội. Theo sách Nghệ thuật sân khấu Nam bộ (NXB Tổng hợp TP HCM), đầu thế kỷ 20, loạt gánh hát Thầy Thận Sa Đéc, Thầy Năm Tú ra đời, tạo nền móng sơ khai cho nghệ thuật cải lương. Đặc trưng các tuồng thời kỳ này là hát nửa bội, nửa kịch, mặc xiêm y áo giáp thời xưa nhưng hát, nói suông, diễn tả một cách tân thời cho dễ nhớ, dễ nghe.

Citizens eagerly watch hat boi, also known as Vietnamese classical opera.
According to the book "Southern Theatre Arts" by the HCMC General Publishing House, early 20th century opera troupes such as Thay Than Sa Dec and Thay Nam Tu laid the foundations for modern cai luong (modern folk opera). These performances were characterised by a blend of traditional and modern styles, with costumes and sets reflecting historical periods but presented in a contemporary manner.

Đường Ohier (nay là đường Tôn Thất Thiệp, quận 1), ảnh chụp khoảng năm 1920-1929. Theo sách, nơi đây từng tập trung nhiều cửa hàng người Ấn bán vải, cho vay tiền, nên còn được gọi là khu tiểu Ấn Độ.

Ohier Street (now Ton That Thiep Street, District 1) in photographs in the 1920s.
This area was known for its many Indian shops selling fabrics and offering loans, and was referred to as "Little India."

Khung cảnh chợ Bình Tây (quận 6) được chụp từ trên cầu Bình Tây đầu thế kỷ 20.

Binh Tay Market in District 6 in the early 20th century seen from the Binh Tay Bridge.

Cầu Bình Tây từ bến Bình Đông bắc qua kênh Tàu Hủ đến chợ Bình Tây. Ban đầu, cầu xây bằng gỗ, sau đó được phá đi để xây lại bằng sắt thép.

Binh Tay Bridge over the Tau Hu Canal, connecting Binh Dong Pier and Binh Tay Market, was initially wooden but later replaced with an iron structure.

Lễ khánh thành chợ Bình Tây năm 1928.

The inauguration of Binh Tay Market in 1928.

Khu vực Quai de Mytho (bến Mỹ Tho), nay là đại lộ Võ Văn Kiệt, quận 5. Bên trái là đường ga xe lửa Sài Gòn - Chợ Lớn và cột dây điện tín Sài Gòn, Mỹ Tho.

The Quai de Mytho area (My Tho port), now Vo Van Kiet Boulevard, District 5. To the left is the Saigon - Cho Lon railway line and the Saigon - My Tho telegraph pole.

Chùa Bà Thiên Hậu, ảnh chụp khoảng 1920-1929, địa điểm hơn 200 năm tuổi hút khách du lịch ở đường Nguyễn Trãi, quận 5.

Thien Hau Temple in the 1920s. This 200-year-old place on Nguyen Trai Street, District 5, now attracts many tourists.

Biệt thự của ông Tổng đốc Phương - tức Đỗ Hữu Phương, người nổi tiếng giàu có ở miền Nam cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20. Đường Châu Văn Liêm (quận 5) trước năm 1975 mang tên ông, về sau được đặt lại như hiện tại.

The villa of Governor General Phuong (Do Huu Phuong), a notably wealthy figure in Southern Vietnam at the end of the 19th and early 20th centuries. Chau Van Liem Street (District 5) was named after him until 1975 and subsequently renamed.

Bên trong sân vườn của dinh thự Tổng đốc Phương. Ông Nguyễn Đức Hiệp - đại diện nhóm tác giả - kỳ vọng tác phẩm giúp bạn đọc khám phá thêm nhiều khía cạnh văn hóa xã hội, cảnh quan và kiến trúc của thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn từ cuối thế kỷ 19 đến TP HCM ngày nay.

The garden inside the villa of Governor General Phuong (Do Huu Phuong), a well-known wealthy figure in southern Vietnam in the late 19th - early 20th century). Nguyen Duc Hiep, representing the book’s authors, aims for the work to guide readers through the cultural, social, and architectural landscape of southern Vietnam from the late 19th century to modern-day Ho Chi Minh City.

Photos provided by Ho Chi Minh City General Publishing House.

 
 
go to top